Lịch sử Cúp_cờ_vua_thế_giới

Trong hai năm 1988–89, Hiệp hội các đại kiện tướng (GMA) tổ chức một chuỗi 6 giải đấu quy tụ các kỳ thủ hàng đầu thời gian đó, có tên Cúp cờ vua thế giới, định dạng tương tự như Grand Prix hiện nay, với giải thưởng riêng cho từng giải và chung cho cả chuỗi 6 giải đấu.

Vào các năm 2000 và 2002, Liên đoàn cờ vua thế giới tổ chức các giải đấu mang tên Cúp cờ vua thế giới thứ nhất và thứ hai. Hai giải đấu này riêng biệt, không nằm trong hệ thống Giải vô địch cờ vua thế giới. Cả hai giải đấu này chức vô địch đều thuộc về Viswanathan Anand. 2000[1] and 2002[2] events.

Từ năm 2005, một giải đấu cùng tên nhưng khác thể thức nằm trong hệ thống Giải vô địch cờ vua thế giới. Giải đấu được tổ chức hai năm một lần, gồm 128 kỳ thủ thi đấu theo thể thức loại trực tiếp, cùng thể thức với các giải trước đó như Tilburg trong khoảng thời gian 1992-94, hoặc các Giải vô địch cờ vua thế giới FIDE trong giai đoạn 1998–2004.

Các giải đấu năm 2005, 2007, 2009 và 2011 được tổ chức ở Khanty-Mansiysk. Sau đó FIDE quyết định đơn vị đăng cai Olympiad cờ vua năm sau sẽ tổ chức luôn Cúp cờ vua thế giới vào năm trước[3][4].

Các Cúp cờ vua thế giới từ 2005 lấy một số lượng kỳ thủ nhất định vào Giải cờ vua chọn ứng viên của Giải vô địch cờ vua thế giới tiếp theo. Con số cụ thể của từng giải được trình bày ở bảng bên dưới. Hiện tại hai kỳ thủ vào chung kết giành quyền vào Giải cờ vua chọn ứng viên.

Liên quan